Một số khách hàng sau khi cấy ghép Implant thì gặp phải tình trạng răng Implant bị rớt. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn gây trở ngại trong sinh hoạt. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên la do đâu và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Hải Lê tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân răng Implant bị rớt
Răng Implant bị rớt do nhiều nguyên nhân khác nhau mà khách hàng nên biết để lưu ý và nhanh chóng xử lý nếu gặp phải.
Trụ Implant bị đào thải
Trụ Implant đóng vai trò quan trọng, có chức năng như chân răng thật được cấy ghép vào xương hàm. Tuy nhiên trong một số trường hợp, trụ Implant bị đào thải làm mất tính ổn định và dẫn đến răng Implant bị rớt.
Nguyên nhân của sự đào thải này thường do quá trình cấy ghép không thực hiện đúng cách hoặc chăm sóc sau trồng răng Implant chưa hợp lý. Khi trụ bị đào thải sẽ làm mất đi sự kết nối vững chắc với xương hàm dẫn đến răng Implant bị rớt ra.
Tình trạng xương xốp
Hay còn được biết đến là tình trạng loãng xương, diễn ra khi mật độ xương giảm đi, làm cho xương hàm trở nên yếu hơn và không còn đủ lực để giữ răng Implant ổn định trong xương hàm.
Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là do thiếu canxi, tuổi cao, thiếu hoạt động thể chất hoặc khách hàng có tiền sử bệnh lý cần uống thuốc corticosteroid trong thời gian dài. Tình trạng xương xốp xảy ra làm cho quá trình tích hợp răng Implant vào xương hàm trở nên khó khăn hơn, từ đó có thể dẫn đến răng Implant bị rớt nhanh.
Trụ Implant bị gãy
Nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng răng Implant bị rớt chính là trụ Implant bị gãy. Mặc dù trụ Implant được thiết kế để chịu đựng áp lực khi nhai và hoạt động thường ngày nhưng vẫn có thể bị gãy.
Nguyên nhân phổ biến làm trụ Implant gãy chính là áp lực quá mạnh từ việc nhai hoặc dùng răng tiếp xúc với các vật cứng. Nếu áp lực vượt mức chịu đựng của trụ thì dẫn đến trụ Implant bị gãy.
Vít gắn bị lỏng
Vít gắn trên trụ Implant bị lỏng là tình trạng có thể xảy ra sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ áp lực nhai lặp lại, đặc biệt khi bệnh nhân thường xuyên ăn thực phẩm cứng hoặc dai khiến lực tác động liên tục lên mối nối giữa vít và trụ Implant. Theo thời gian, điều này có thể gây ra sự mài mòn cơ học nhẹ, làm giảm độ khít của vít.
Ngoài ra, môi trường khoang miệng có độ ẩm cao, thay đổi nhiệt độ liên tục và sự hiện diện của vi khuẩn cũng góp phần ảnh hưởng đến độ bền của kết nối, đặc biệt nếu bệnh nhân không duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách.
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Sau khi cấy Implant, việc vệ sinh răng miệng đúng cách đóng vai trò rất quan trọng. Nếu không làm sạch tốt, mảng bám và vi khuẩn sẽ tích tụ, dẫn đến viêm nướu, viêm quanh trụ và gây ảnh hưởng đến độ ổn định của Implant.
Răng Implant bị rớt phải làm sao?
Trong trường hợp răng Implant bị rớt cần được khắc phục nhanh chóng và kỹ lưỡng để đảm bảo sự ổn định cho chức năng của hàm. Dưới đây là các bước cần thực hiện.
- Kiểm tra và đánh giá tình trạng cụ thể: Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra tình trạng răng Implant bao gồm tình trạng của trụ Implant có cần thay mới không, vít gắn có lỏng hay không,…
- Tháo rời và làm sạch: Nếu vít gắn gặp vấn đề thì bác sĩ sẽ tháo rời chúng để đem đi làm sạch kỹ lưỡng, sau đó tiến hành khắc phục.
- Thay thế phụ kiện bị hỏng: Căn cứ theo đánh giá của bác sĩ mà vít gắn, trụ Implant có cần thay thế mới hay không để đảm bảo sự chắc chắn và ổn định cho răng Implant.
- Siết chặt và kiểm tra: Sau khi đã hoàn tất thay thế/sửa chữa các bộ phận bị hỏng hóc thì bác sĩ sẽ siết chặt vít gắn và thực hiện kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn răng Implant hoạt động ổn định trên hàm.
- Hướng dẫn chăm sóc răng Implant sau khắc phục: Bác sĩ hướng dẫn cụ thể cho khách hàng về cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để bảo vệ răng Implant mà vẫn khoang miệng vẫn được làm sạch tối ưu.
Biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng Implant bị rớt sẽ giúp khách hàng có được cách khắc phục phù hợp. Nha khoa Hải Lê mong rằng bài chia sẻ trên sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc răng Implant của mình.