Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi không hề dễ dàng vì bé vẫn còn quá nhỏ và thường không hợp tác do không hiểu được điều gì sẽ xảy ra với mình. Thêm vào đó, nướu và răng của các bé ở độ tuổi này còn rất non nớt và dễ bị tổn thương. Do đó, các bậc phụ huynh nên tham khảo những cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi mà nha khoa Hải Lê đã chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
- Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi đơn giản nhất là dùng gạc rơ lưỡi thấm nước muối sinh lý để lau sạch nướu và răng của bé hàng ngày.
- Chải từng cụm răng, mỗi cụm từ 2 đến 3 chiếc răng kề nhau ( không nên chải theo chiều ngang). Cần chải hết mặt trong, ngoài và mặt nhai của răng một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lợi của trẻ.
- Sau khi vệ sinh răng miệng cho bé, cha mẹ nên hướng dẫn bé cách ngậm nước súc miệng và đừng quên khen ngợi bé sau mỗi lần bé súc miệng xong.
Lưu ý: Khi trẻ mới 1 tuổi, cha mẹ không nên sử dụng kem đánh răng vì bé có thể nuốt bọt hoặc làm bẩn mặt, mắt. Thay vào đó, cha mẹ chỉ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh răng cho bé.
Khi vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi cần lưu ý gì?
Vệ sinh nhẹ nhàng: Khi thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi, cha mẹ nên làm thật nhẹ nhàng. Điều này tránh tổn thương cho răng, nướu và lưỡi của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ không cảm thấy sợ hãi hay lo lắng mỗi khi đến lúc vệ sinh răng miệng.
Tạo thói quen đánh răng cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày: Đây là một thói quen tích cực mà các bậc phụ huynh nên hình thành cho trẻ từ khi còn nhỏ. Hãy duy trì việc vệ sinh răng miệng đều đặn vào buổi sáng sau khi thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể nhắc nhở trẻ đánh răng sau mỗi bữa ăn để bảo vệ răng miệng tốt hơn. Đây cũng là một cách hiệu quả trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi và 2 tuổi.
Luôn tạo bầu không khí thoải mái cho trẻ: Khi thực hiện việc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi, cha mẹ có thể tạo ra không khí vui vẻ bằng cách hát hoặc kể chuyện,… giúp trẻ cảm thấy thích thú và giảm bớt nỗi sợ khi đánh răng.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng của trẻ: Các bậc phụ huynh nên theo dõi và kiểm tra tình trạng răng sữa của bé thường xuyên để phát hiện sớm những vấn đề về răng nếu có.
Tại sao cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Dù răng sữa chỉ là tạm thời và sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này, nhưng các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ chưa thể tự chải răng hay súc miệng với nước muối như những trẻ lớn hơn. Cha mẹ nên hỗ trợ bé trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Nếu lơ là trong việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, răng của bé sẽ dễ bị sâu, gây ra cảm giác khó chịu khi ăn uống, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và răng vĩnh viễn sau này.
Răng của bé 1 tuổi như thế nào?
Răng sữa của trẻ bắt đầu xuất hiện khi bé khoảng 6 tháng tuổi và sẽ hoàn thiện vào lúc bé được 3 tuổi. Tổng cộng, bé sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa, bao gồm 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới. Thông thường, răng sữa ở hàm dưới sẽ mọc trước, sau đó mới đến hàm trên.
So với răng vĩnh viễn của người lớn, men răng và ngà răng của bé mỏng hơn rất nhiều. Răng sữa có màu trắng đục còn răng vĩnh viễn lại có màu hơi vàng và trong suốt hơn. Răng sữa phát triển chiều ngang nhiều hơn chiều cao, do đó chúng trông tròn hơn so với răng vĩnh viễn.
Lợi ích khi vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Lợi ích lớn nhất của việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi là hình thành thói quen tốt ngay từ nhỏ. Khi trẻ đã tạo dựng được thói quen này, nó sẽ theo bé suốt cuộc đời, giúp trẻ có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng.
Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi còn giúp ngăn ngừa sâu răng và không làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bé. Sự phát triển của xương hàm và răng vĩnh viễn cũng sẽ tốt hơn, đồng thời quá trình học nói và phát âm của bé cũng không bị cản trở.
Tác hại khi vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi sai cách
- Răng bị sâu: tác hại của vệ sinh răng miệng kém chính là tình trạng sâu răng. Răng sữa của trẻ thường có lớp men mỏng và buồng tủy lớn, vì vậy vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại cho tủy răng. Nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ rất dễ sâu răng, khiến trẻ cảm thấy đau đớn, từ đó dẫn đến việc trẻ biếng ăn, thiếu dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh như còi xương hoặc chậm phát triển.
- Mất răng sớm: Khi sâu răng trở nên quá nặng, nha sĩ buộc phải nhổ bỏ răng để giúp trẻ tránh khỏi cơn đau. Việc mất răng sữa quá sớm có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này, trẻ cũng gặp khó khăn trong việc ăn uống. Ngoài ra, việc nhổ răng cũng có thể tác động đến khả năng phát âm không rõ ràng và có thể gặp khó khăn trong giao tiếp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ nói chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Thông tin và hướng dẫn về việc chăm sóc răng miệng cho bé 1 tuổi đã được nha khoa Hải Lê đề cập, ba mẹ có thể tham khảo để duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách cho con, từ đó giúp bé phát triển hàm răng khỏe mạnh và đẹp trong tương lai.